Theo Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, công dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi có đủ các điều kiện sau:
– Từ đủ 75 tuổi trở lên.
– Không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ
– Có văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Ngoài ra, công dân Việt Nam từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo thì được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 cũng quy định, người đang trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng thì được ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm y tế.
Theo đó, tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về trợ cấp hưu trí xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất mức 500.000 đồng/tháng đối với 2 đối tượng trên.
Nếu đối tượng được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội đồng thời thuộc nhóm hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng thì được hưởng chế độ trợ cấp cao hơn. Khi qua đời, người hưởng trợ cấp cũng sẽ được hỗ trợ chi phí mai táng 10 triệu đồng.
Như vậy, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng và được ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm y tế.
Người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ nhận trợ cấp hưu trí xã hội và được ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm y tế. Ảnh minh họa
Dự thảo nêu rõ, thời điểm hưởng trợ cấp hưu trí xã hội được quy định như sau: Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi trước ngày 1/7/2025 thì hưởng từ ngày 1/7/2025; người cao tuổi từ đủ 75 tuổi sau ngày 1/7/2025 thì hưởng kể từ thời điểm người đó đủ 75 tuổi.
Đối với người thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, thời điểm hưởng trợ cấp hưu trí xã hội được quy định: Người cao tuổi đủ 70 tuổi trước ngày 1/7/2025 thì hưởng từ ngày 1/7/2025; người cao tuổi đủ 70 tuổi sau ngày 1/7/2025 thì hưởng kể từ thời điểm người đó đủ 70 tuổi.
Ngày 5/2, tại Hội nghị quán triệt, triển khai Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, ông Phạm Trường Giang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết, tuổi thọ bình quân của người hưởng lương hưu khoảng 78 tuổi, cao hơn 4-5 tuổi so với tuổi thọ bình quân chung của cả nước.
“Điều này đã cho thấy những người hưởng lương hưu có chất lượng cuộc sống tốt hơn, chăm sóc y tế tốt hơn và tuổi thọ cao hơn”, ông Giang đánh giá.
Xem thêm: Năm 2025, tin vui cho người cao tuổi: Ai từ 75 tuổi, không có lương hưu được nhận trợ cấp 3 triệu đồng/tháng?
Từ 1/7/2025 người cao tuổi được nhận trợ cấp hàng tháng lên tới 3 triệu đồng đúng không?
Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, từ ngày 1/7/2025, người cao tuổi Việt Nam sẽ được nhận trợ cấp hàng tháng. Hiện có khoảng 8 triệu người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp. Trong đó: Giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống 75 tuổi, một số nhóm đối tượng đặc biệt có thể hưởng từ 70 tuổi; tăng mức trợ cấp lên 500.000 đồng/người/tháng; cung cấp bảo hiểm y tế miễn phí cho người cao tuổi từ 75 tuổi trở lên không có lương hưu.
Dự kiến, khoảng 1,2 triệu người từ 75 tuổi trở lên sẽ được hưởng chính sách này ngay khi luật có hiệu lực. Bên cạnh đó, nhóm người từ 60 đến dưới 75 tuổi, không có lương hưu nhưng từng tham gia bảo hiểm xã hội, cũng sẽ được nhận trợ cấp tùy theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội.
Kết luận chung: Như vậy kể từ 1/7.2025 người cao tuổi từ 75 trở lên không có lương hưu sẽ nhận trợ cấp 500.000 đồng/tháng, không phải 3.000.000 đồng/tháng như lời đồn. Người dân cần biết thông tin chính xác không nên nghe tin thất thiệt.

Thủ tục để người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp
Bước 1: Nộp hồ sơ lên UBND cấp xã
Người cao tuổi, người giám hộ của người cao tuổi hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan làm hồ sơ theo quy định gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú.
Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong tờ khai:
Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân

Bước 2: Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức xét duyệt hồ sơ
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, công chức phụ trách công tác Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm rà soát hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc xem xét, quyết định việc xét duyệt, thực hiện việc niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 02 ngày làm việc, trừ những thông tin liên quan đến HIV/AIDS của đối tượng.